Trước 30 Tuổi Nên Tiết Kiệm Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

30 tuoi nen tiet kiem bao nhieu

Mặc dù không có một con số cụ thể cho việc tiết kiệm ở tuổi 30, nhưng việc có một kế hoạch tiết kiệm đều đặn là rất quan trọng. Một nguyên tắc phổ biến là tiết kiệm ít nhất 20% của thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên, việc này cũng phụ thuộc vào mức sống và mục tiêu tài chính cụ thể của mỗi người. Vậy 30 tuổi nên tiết kiệm bao nhiêu? Hãy cùng OKVIP giải đáp thắc mắc này nhé

1. Vì sao phải tiết kiệm tiền?

Khi nói đến việc tiết kiệm, có nhiều lý do để trả lời cho thắc mắc này. Dưới đây là một số lí do quan trọng mà bạn có thể xem xét:

Rủi ro trong cuộc sống chúng ta là điều không thể dự đoán trước, bất kỳ sự kiện bất ngờ nào như bệnh tật, tai nạn đều có thể xảy ra. Khi đối mặt với những tình huống này nếu không có nguồn tài chính dự phòng, bạn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng.

Các kế hoạch tài chính của bạn như kinh doanh, mua sắm tài sản thường đòi hỏi nguồn vốn lớn. Việc tiết kiệm có thể giúp bạn dễ dàng thực hiện những kế hoạch này trong tương lai.

Đạt được độc lập tài chính là một trong số những lý do bạn cần phải tiết kiệm tiền. Với việc tích lũy nguồn tài chính riêng, bạn có thể tự chủ hơn trong việc quản lý tài chính mà không phụ thuộc vào người khác.
Mỗi người sẽ có những lý do riêng để tiết kiệm và việc lên kế hoạch tiết kiệm thay vì chi tiêu hết số tiền kiếm được là quan trọng. Tích trữ từng đồng một, bạn không chỉ duy trì cuộc sống mà còn xây dựng một tài chính vững chắc cho tương lai.

2. Ưu tiên quỹ tiết kiệm khẩn cấp cho bản thân

Ở tuổi 30 nên tiết kiệm bao nhiêu tiền là đủ? Khi vào độ tuổi này tiết kiệm bao nhiêu tiền chưa phải là vấn đề ưu tiên, mà thứ bạn cần đặt lên hàng đầu là quỹ tiết kiệm khẩn cấp cho bản thân.

Việc xây dựng một quỹ dự phòng khẩn cấp, tương đương với 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt là một phần không thể thiếu trong việc quản lý tài chính cho dù bạn đang ở độ tuổi nào. Ở độ tuổi 30, quỹ khẩn cấp trở nên càng quan trọng hơn, đặc biệt khi bạn đã có gia đình, con cái.

Nên tiết kiệm bao nhiêu tiền trước tuổi 30?

Mặc dù lãi suất của quỹ này thường rất thấp, nhưng nó mang lại lợi ích vượt trội bằng cách giúp bạn tránh việc phải bán các tài sản hay rút tiền từ các khoản đầu tư khi gặp phải khó khăn tài chính.

Nếu bạn còn nợ vay sinh viên, việc ưu tiên tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp là điều quan trọng nhất. Hãy chỉ thanh toán số tiền tối thiểu đối với khoản vay sinh viên của bạn cho đến khi bạn có đủ tiền cho 3 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ dự phòng. Sau đó, bạn có thể tập trung vào việc trả nợ sinh viên một cách hiệu quả hơn.

Đọc thêm: 7 Cách Tạo Thu Nhập Thụ Động Dễ Nhất Cho Dân Văn Phòng

3. Hãy coi việc trả nợ như một khoản đầu tư

Khi quyết định giữa việc đầu tư và trả nợ, lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào việc so sánh lãi suất trả cho khoản nợ so với tỷ lệ sinh lời mà bạn kỳ vọng từ khoản đầu tư. Nếu dự tính thu nhập trung bình từ đầu tư là khoảng 6% đến 8% mỗi năm, bạn nên xem xét thanh toán những khoản nợ có lãi suất cao hơn mức này trước.

Thẻ tín dụng thường có lãi suất cao hơn so với các khoản vay sinh viên, do đó, ưu tiên trả nợ thẻ tín dụng là quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn có một khoản nợ với lãi suất thấp, việc trả nợ hoàn toàn vào độ tuổi 30 có thể không phải là quyết định tài chính lý tưởng. Thay vào đó, đầu tư số tiền đó có thể mang lại lợi ích từ khả năng sinh lời kép trong tương lai.

4. Chấp nhận rủi ro

30 tuổi là câu trả lời cho thắc mắc “nên tiết kiệm ở tuổi bao nhiêu?”, khi bước vào độ tuổi này bạn còn khá nhiều nhiều năm tiết kiệm trước khi nghỉ hưu. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về biến động của thị trường chứng khoán vì bạn có đủ thời gian để phục hồi sau những biến động.

Quan trọng là bạn phải sẵn lòng chấp nhận mức độ rủi ro phù hợp để có thể đạt được lợi nhuận cao, đặc biệt nếu bạn bắt đầu đầu tư muộn. Hãy tránh các danh mục đầu tư quá rủi ro hoặc quá bảo thủ.

Phân bổ tài sản với tỷ lệ lớn vào cổ phiếu và tỷ lệ nhỏ vào trái phiếu thường là lựa chọn tốt cho những người ở độ tuổi 30. Một quy tắc thường được sử dụng là Quy tắc 110, trong đó bạn phân bổ tỷ lệ cổ phiếu bằng 110 trừ đi số tuổi của bạn.

Ví dụ, nếu bạn 30 tuổi, bạn có thể phân bổ 80% vào cổ phiếu và 20% vào trái phiếu trong danh mục đầu tư của mình.

Đọc thêm: Bỏ Túi Những Cách Tiết Kiệm Tiền Hiệu Quả Dành Cho Bạn

5. Ưu tiên tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của bạn trước quỹ đại học cho con

Bài Viết Liên Quan:  Làm Thế Nào Để Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Trên Mạng Xã Hội?

Đừng đặt con cái vào tâm trí khi nghĩ đến kế hoạch nghỉ hưu của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc xây dựng quỹ khẩn cấp và tiết kiệm hưu trí của riêng bạn trước khi đầu tư vào quỹ đại học cho con.

Con cái có nhiều cơ hội để hỗ trợ cho việc học của mình thông qua nhiều nguồn khác nhau như làm thêm, học bổng hoặc vay vốn sinh viên. Trong khi đó, các lựa chọn để bạn đầu tư vào quỹ hưu trí có thể ít linh hoạt hơn.

Khi kế hoạch tiết kiệm hưu trí của bạn đã được thiết lập và hoạt động hiệu quả, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm cho tương lai của con cái, đảm bảo con bạn có nguồn tài chính đủ để duy trì việc học đại học.

30 tuổi nên có bao nhiêu tiền tiết kiệm?

6. Nên tiết kiệm nhiều hơn khi bạn kiếm được nhiều tiền

Nhiều người trẻ tuổi, khi bước vào độ tuổi 20, thường áp dụng tinh thần “lương tháng nào xào tháng đó”. Tuy nhiên, khi sự nghiệp của bạn ổn định hơn và thu nhập tăng lên, đừng rơi vào thói quen tiêu tiền một cách vô đối. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tăng cường hoạt động tiết kiệm.

Vây nên tiết kiệm bao nhiêu thu nhập? Khi thu nhập của bạn tăng lên, điều quan trọng là tăng tỷ lệ tiết kiệm của bản thân. Hãy cân nhắc việc tăng chi phí theo tốc độ chậm hơn so với tăng thu nhập.

Bằng cách tránh xa bẫy lạm phát lối sống và thúc đẩy hành động tiết kiệm, bạn sẽ có cơ hội tiết kiệm đủ tiền để đảm bảo sự ổn định tài chính cho những năm tháng sắp tới.

7. Vậy trước 30 tuổi tiết kiệm bao nhiêu là hợp lý?

30 tuổi nên có bao nhiêu tiền tiết kiệm? Số tiền mà bạn nên tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính và thu nhập của bạn.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc chủ động tiết kiệm diễn ra một cách ổn định, bạn có thể áp dụng một công thức đơn giản cho khoảng thu nhập hàng tháng của mình. Cụ thể, hãy chia tỷ lệ thu nhập của bạn thành 6 tài khoản chính như sau:

Tài khoản chi tiêu cần thiết: 55%

Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai: 10%

Tài khoản giáo dục: 5%

Tài khoản tự do tài chính: 10%

Tài khoản hưởng thụ: 10%

Tài khoản từ thiện: 10%
Với con số này, bạn có thể dễ dàng tính toán số tiền cần tiết kiệm trước khi đến tuổi 30. Ví dụ, nếu bạn làm việc ở tuổi 26 và thu nhập hàng tháng là 20.000.000 VNĐ, bạn có thể tiết kiệm được 96 triệu đồng vào tuổi 30 nếu áp dụng công thức này.

Khoản tiết kiệm này có thể giúp bạn đảm bảo một tương lai tài chính ổn định, có thể đầu tư hoặc tiết kiệm để sinh lợi nhuận trong tương lai. Bạn cũng có thể tham khảo:

8. Tuổi 30 nên tiết kiệm tiền sao cho hiệu quả?

Ngày nay, hình thức tiết kiệm tiền rất đa dạng, vì thế bạn có thể dễ dàng chọn được hình thức phù hợp với nhu cầu của mình. Hiện tại, hai hình thức tiết kiệm phổ biến hiện nay là tự tiết kiệm và tiết kiệm qua trung gian.

Trong hình thức tự tiết kiệm, bạn có thể tự quyết định và quản lý tiền bạc bằng cách sử dụng các phương tiện như hòm tiền, két sắt.

Trong hình thức tiết kiệm qua trung gian, bạn có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như tiết kiệm trực tuyến hoặc mua bảo hiểm.
Đối với tiết kiệm ngân hàng, trên thị trường hiện nay có nhiều gói sản phẩm cho bạn lựa chọn. Trong số đó, tiết kiệm trực tuyến mang lại nhiều ưu điểm, giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch và quản lý tiết kiệm một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đây cũng là cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp bạn dễ dàng đạt được số tiền tiết kiệm mơ ước khi bước vào độ tuổi 30.

Đọc thêm: Trào Lưu Nghỉ Hưu Sớm “FIRE”: Độc Lập Tài Chính Hay Tư Tưởng Sai Lầm Của Gen Z?

Lời kết

Ở tuổi 30, việc tiết kiệm là một phần quan trọng của quản lý tài chính cá nhân để đảm bảo tương lai tài chính ổn định và đạt được các mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống. Mặc dù mỗi người có hoàn cảnh và mục tiêu riêng, việc xác định mức tiết kiệm cụ thể có thể không phải là một con số chung cho tất cả mọi người ở tuổi này.

Tuy nhiên, một quy tắc thông thường là cố gắng tiết kiệm ít nhất 20% của thu nhập hàng tháng sau khi trừ đi các chi phí cố định như thuê nhà, tiền điện, tiền nước, và các khoản vay cá nhân. Đối với một số người, việc này có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự kiểm soát về chi tiêu hằng ngày, nhưng đó là một bước quan trọng để tạo ra một quỹ tiết kiệm có ý nghĩa và đảm bảo tài chính cá nhân ổn định trong tương lai.

Mong rằng những chia sẻ trên cua OKVIP sẽ giúp bạn dễ dàng trả lời được thắc mắc “30 tuổi nên tiết kiệm bao nhiêu là hợp lý?”. Chúc bạn thành công và có được số tiền tiết kiệm mơ ước khi bước vào độ tuổi 30.