Trong nhiều năm nay, việc làm ngành Kế toán – Kiểm toán luôn thu hút nhiều ứng viên tiềm năng. Vậy xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán có thực sự khó? Với bài viết dưới đây, hãy cùng OKVIP giải đáp thắc mắc của bạn!
Tổng quan về ngành Kế toán – Kiểm toán
Ngành Kế toán – Kiểm toán là gì?
Kế toán, kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời. Hiểu một cách đơn giản nhất, kế toán làm thu thập và cung cấp số liệu về tài sản, thông tin tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Trong khi đó kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Ở mức độ rộng hơn, bộ phận Kiểm toán – Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế nhà nước.
Ngành Kiểm toán – Kế toán có dễ xin việc không?
Theo số liệu thống kê từ Cơ sở Dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 2016 có tới 110.100 đơn vị doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 16,2% so với năm 2015, và chắc chắn con số này sẽ không dừng lại.
Không những vậy, trong thời kì hội nhập như hiện nay, các tổ chức kế kiểm quốc tế cũng luôn khan hiếm nhân lực nắm vững chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ. Đây chính là tín hiệu tích cực cho tương lai của ngành và là động lực để bạn xin việc ngành kế toán – kiểm toán
Việc làm ngành kế toán – kiểm toán
Kế toán – Kiểm toán là hai lĩnh vực đều thuộc kế toán tài chính, đều làm việc trên những con số và dữ liệu nhưng lại là hai ngành nghề với những nhiệm vụ đặc thù hoàn toàn khác biệt. Học về Kế toán là học về ba công việc cơ bản: Một là đo lường, hai là xử lý/ghi nhận và ba là truyền đạt/cung cấp dữ liệu, thông tin chính xác về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một đơn vị.
Kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Sau khi ra trường, ứng viên có bằng Kế toán – Kiểm toán có thể xin việc ngành kế toán – kiểm toán sau đây:
Nhân viên kế toán
Mô tả công việc
- Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ toàn bộ các phòng ban như Phòng kinh doanh, Bộ phận bán hàng,… ở đơn vị vào chứng từ kế toán là phiếu thu, phiếu nhập/xuất kho, hóa đơn bán hàng.
- Tổng hợp, ghi chép lại chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ kế toán một cách chính xác và hợp lý.
- Làm báo cáo kế toán hàng tháng từ các số liệu đã ghi chép hàng ngày để gửi tới Ban lãnh đạo, từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh, đem lại những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có
- Thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng và các phần mềm chuyên về kế toán như MISA, Fast và 3TSoft
- Có trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ cao: bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành kế toán, chứng chỉ hành nghề kế toán của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh – ACCA
- Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp
- Sự nhạy bén trước những biến động của thông tin kinh tế, tài chính, nắm bắt thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai
Lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng
Tìm việc Kế toán ngay
Thủ quỹ
Mô tả công việc
- Thực hiện việc kiểm tra tiền mặt để phát hiện tiền giả, tính hợp pháp của chứng từ trước khi xuất, nhập tiền khỏi quỹ.
- Thanh toán tiền mặt, kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp, chi trả lương cho nhân viên.
- Quản lý toàn bộ tiền mặt, chìa khoá két sắt, chứng từ thu tiền.
- Phân loại đúng loại tiền, sắp xếp khoa học giúp cho việc dễ dàng nhận biết, xuất nhập tiền dễ dàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao từ Ban lãnh đạo.
Thủ quỹ là người nắm tài chính của doanh nghiệp
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có
Ngoài những kĩ năng chuyên môn và tin học văn phòng tương tự như nhân viên kiểm toán. Thì dưới đây là những phẩm chất ứng viên xin việc ngành kế toán – kiểm toán vị trí thủ quỹ cần có:
- Trung thực, nghiêm túc, tỉ mỉ
- Chịu được áp lực công việc lớn
- Khả năng quan sát và xử lí tình huống tốt
Lương trung bình: 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng
Kiểm toán viên
Mô tả công việc
- Kiểm toán thu – chi, sử dụng nguồn nhân lực, tài sản công ty, quy trình – chứng từ tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế, nội quy doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sở phân tích mục tiêu cùng nguồn tài liệu thu thập được; kiểm tra, giám sát tiến độ và khối lượng công việc của doanh nghiệp; lưu trữ chứng từ, hồ sơ liên quan công tác .
- Ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết cho các khó khăn, vướng mắc phát sinh với nhà thầu và các bộ phận có liên quan.
- Làm các báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có
- Tư duy logic, khả năng diễn đạt gãy gọn, rõ ràng để tổng hợp báo cáo và đưa ra giải pháp một cách chính xác và dễ hiểu nhất.
- Thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng: Excel, Word và các phần mềm như MISA, Fast và 3TSoft.
- Khả năng làm việc độc lập, chủ động, trung thực trong công việc
- Sự tỉ mỉ, thận trọng
Lương trung bình: 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng
Nhân viên phân tích dữ liệu
Mô tả công việc
- Tập hợp, theo dõi, phân tích dữ liệu, đưa ra những nhận xét về tiến trình, kết quả hoạt động từ các bộ phận.
- Quản trị hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, dữ liệu khách hàng,…
- Tổng hợp các báo cáo kinh doanh để đưa ra biện pháp phù hợp giải quyết các vấn đề tồn đọng, phát sinh, từ đó nâng cao hoạt động hiệu quả kinh doanh.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường, xu hướng và đối thủ.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có
- Khả năng phân tích, khả năng làm việc dưới áp lực, tư duy linh hoạt, giải quyết tình huống nhanh nhạy.
- Nắm vững tin học văn phòng: Word, Excel…, thành thạo Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung,…) là một lợi thế, am hiểu công cụ, phần mềm quản lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu.
- Sự nhạy bén trước những biến động của thông tin kinh tế, tài chính, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.
Lương trung bình: 6.000.000 – 9.000.000 VNĐ/tháng
Tìm việc Data Analyst ngay
Rèn luyện kiến thức, kĩ năng để xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán ở đâu?
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Trường Đại học Hoa Sen
Thành phố Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Thương mại
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Thăng Long
Nhiều trường Đại học nổi tiếng giảng dạy chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Rèn luyện kiến thức, kĩ năng mềm để xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán ngoài nhà trường
– Trung tâm chuyên đào tạo chương trình ACCA: Iface ACCA tutor, Vietsourcing, Topica,…
– Các cộng đồng về Kế toán – Kiểm toán lớn hiện nay trên Facebook: Kế toán, Kiểm toán chuyên sâu – kiemtoan.com.vn, Ôn Thi Chứng Chỉ Kế Toán – Kiểm Toán Hành Nghề toàn quốc, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam – VAA, Hiệp Hội Kế Toán Kiểm Toán Tài Chính Việt Nam,…
– Các diễn đàn, cộng đồng Kế toán – Kiểm toán trực tuyến: vnaccounting.net, forum.congdongketoan.vn, kiemtoan.com.vn…
– Tham khảo thêm các sách về Kế – Kiểm: Accounting Made Simple, Accounting All-in-One For Dummies, Bạn muốn làm một kế toán giỏi, Kế Toán Kiểm Toán Trong Kinh Doanh,…
Các công ty, doanh nghiệp Kế toán – Kiểm toán hàng đầu
Các doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu
- Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
- Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
- Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C
- Công ty TNHH KPMG Việt Nam
- Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam,…
Doanh nghiệp Kế kiểm Việt Nam
- Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
- Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN)
- Công Ty TNHH Kế Toán Và Tư Vấn Thuế Vinasc
- Công Ty TNHH Kiểm toán FAC
- Công ty cổ phần Kế toán Việt Mỹ,…
Bí quyết xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán thành công
Lưu ý khi viết CV xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán
- Trong phần mục tiêu trong CV, không ghi chung chung, hãy ghi cụ thể vị trí bạn mong muốn nhận được ở hiện tại ví dụ là Nhân viên kế toán, sau đó là vị trí trong tương lai mà bạn muốn hướng tới là Kế toán viên chuyên nghiệp,…
- Tạo điểm nổi bật bằng những giải thưởng liên quan đến công việc bạn đã đạt được: Quán quân cuộc thi ABC, Á quân cuộc thi Kiểm toán viên tài năng,…
- Chia sẻ chi tiết về tổ chức nơi bạn đã từng làm việc. Bạn có thể trích dẫn số lượng nhân viên, lĩnh vực cụ thể mà bạn đã hoạt động.
- Những chứng chỉ Kế – Kiểm sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nên đưa vào CV: Chứng chỉ CPA, Chứng chỉ ACCA, Chương trình CIA, Chương trình CMA,…
Hãy tham khảo Cách viết CV ngành Kế toán – Kiểm toán hiệu quả để tiếp tục vào vòng phỏng vấn!
Vượt qua phỏng vấn để xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán thành công
Với tỷ lệ chọi cao ngất ngưởng của ngành Kế kiểm (1 người phải chọi với 65 người) bạn cần có một hành trang vững chắc để vượt qua vòng hóc búa nhất: Vòng phỏng vấn. Sau đây là những tips phỏng vấn TopCV cung cấp cho bạn để xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán thành công.
Ngoài những câu hỏi chuyên môn về vị trí bạn lựa chọn thì sẽ có các dạng câu hỏi như sau:
- “Đức tính quan trọng nhất của một người làm Kế – Kiểm là gì?” Với câu hỏi này, bạn đừng nên chỉ dừng lại ở một đức tính. Đầu tiên hãy để “Trung thực” là đức tính quan trọng nhất, vì là công việc liên quan đến tiền bạc nên Trung thực là yếu tố tiên quyết. Và liệt kê luôn yếu tố không kém phần quan trọng là “Cẩn thận”.
- Khi được hỏi về kinh nghiệm thì chắc chắn sau đó sẽ là câu hỏi về lí do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Hãy đưa ra câu trả lời thật khách quan. Ví dụ như có thể đưa lý do là bạn đã làm việc ở vị trí nhân viên kế toán, nhưng bạn muốn thay đổi môi trường và mong muốn được làm ở vị trí mà bạn ứng tuyển là thủ quỹ. Đặc biệt nên tránh chê bai về nơi làm việc cũ.
- Nhưng nếu khi câu hỏi đặt ra yêu cầu bạn phải làm một công việc khác với vị trí mà bạn mong muốn, hãy cứ tự tin và sẵn sàng với mọi công việc được giao.
- Trong những câu hỏi tình huống cố gắng thể hiện được rõ khả năng phân tích, óc quan sát cũng như sự nhạy bén của bản thân với những biến đổi của dòng chảy kinh tế.
Tìm kiếm việc làm ngành Kế toán – Kiểm toán
Với sự lan rộng và phát triển của Internet thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng ứng tuyển ngành Kế toán – Kiểm toán với mức lương hấp dẫn thông qua các kênh:
- Facebook: Group Việc làm: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN, Việc làm Kế toán – Kiểm toán miền bắc,… Fanpage Việc làm kế toán, LCĐ Viện Kế Toán- Kiểm Toán NEU, Big4bank, CFAA – CLB Kế toán Kiểm toán Đại học Ngoại Thương,…
- Cổng thông tin tuyển dụng chuyên nghiệp: TopCV, careerbuilder.vn, timviecnhanh.com, mywork.com,..
Với bài viết trên, TopCV đã cung cấp thông tin tổng quan nhất về ngành Kế toán – Kiểm toán bao gồm các công việc phổ biến và các kỹ năng, kiến thức cần có. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn và có định hướng rõ hơn về ngành nghề này.
Ngoài ra, TopCV cũng đang cung cấp công cụ tạo CV miễn phí. Bạn có thể dễ dàng tạo CV và ứng tuyển trực tiếp việc làm tại ngay website tuyển dụng mà không cần thao tác phức tạp. Trải nghiệm ngay tính năng và tạo cho riêng mình một CV nổi bật, gây ấn tượng với nhà tuyên dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.