Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thời đại số, chắc hẳn một trong mỗi chúng ta đã từng nghe đến nghề tester, nhưng không phải ai cũng biết nghề tester là gì và công việc cụ thể của một Tester là gì và cơ hội tuyển dụng Tester ra sao? Qua bài viết dưới đây OKVIP sẽ giải đáp các thông tin về mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng của việc làm Tester nhé!
Tester là gì và nhiệm vụ của một tester là gì?
Tester là làm gì?
Tester là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.
Tùy từng công ty mà tester sẽ có nhiều mảng như QA QC, đặc biệt là Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm một cách thủ công. Vị trí Manual Tester không yêu cầu cao về kiến thức lập trình nhưng lại đòi hỏi bạn phải rành test manual, có đam mê và tư duy tốt. Tester sẽ đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện những công tác test bug trước khi giao kết quả cuối cùng cho khách hàng.
>>> Khám phá ngay các việc làm Tester lương cao, đãi ngộ tốt trên TopCV để kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín:
Tìm việc Tester ngay
Nhiệm vụ và vai trò của một Tester là gì?
Dưới đây là những nhiệm vụ cụ thể của một Tester :
- Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm
- Trực tiếp thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không
- Hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu đặt ra của khách hàng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng
- Thiết kế, phát triển và thực hiện các kịch bản kiểm thử.
- Sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm thử phù hợp để đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Phối hợp với các nhóm phát triển để hiểu rõ yêu cầu và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
- Ghi chép và báo cáo tất cả các lỗi và sự cố tìm thấy trong quá trình kiểm thử.
- Đề xuất các giải pháp để giải quyết hoặc khắc phục lỗi.
Với những nhiệm vụ như trên, Tester sẽ có vai trò:
- Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc ứng dụng phần mềm không có lỗi, hoạt động mượt mà và đáp ứng tất cả yêu cầu của người dùng.
- Phối hợp với các bên liên quan khác như các nhóm phát triển, quản lý sản phẩm, và nhóm hỗ trợ khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Tư vấn và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm và quá trình kiểm thử.
Đối với các tổ chức hoặc dự án lớn, vai trò của tester có thể được chia nhỏ hơn nữa, chẳng hạn như Software Tester, Game Tester, Automation Tester, v.vv..
TOP 04 kỹ năng trong công việc không thể thiếu cho Tester
Hiểu biết về phần mềm, nguyên tắc và phương pháp kiểm thử
Trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, việc kết hợp kiến thức về phát triển phần mềm cùng với nguyên tắc và phương pháp kiểm thử sẽ giúp tester hiểu rõ hơn về những gì họ đang làm và tại sao họ đang làm điều đó. Một số nguyên tắc và phương pháp kiểm thử Tester cần biết:
- Nguyên tắc kiểm thử cơ bản: Bao gồm nguyên tắc như kiểm thử là quá trình không phát hiện sự sai sót, việc kiểm thử sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí, kiểm thử phải độc lập, v.v..
- Các loại kiểm thử: Hiểu biết về kiểm thử chức năng, không chức năng, hộp trắng, hộp đen, hộp xám, kiểm thử tích hợp, hệ thống, vận hành, v.v..
- Phương pháp kiểm thử: Như kiểm thử dựa trên yêu cầu, kiểm thử dựa trên hành vi, kiểm thử dựa trên giả định, kiểm thử dựa trên mô hình, v.v..
- Quy trình kiểm thử phần mềm (STLC): Hiểu rõ từ việc xác định yêu cầu kiểm thử cho đến thiết kế, thực hiện, đánh giá và đóng kết quả kiểm thử.
- Công cụ kiểm thử: Biết sử dụng các công cụ kiểm thử phổ biến như Selenium, TestNG, Cucumber, JUnit, Postman, v.v.. giúp tăng hiệu suất kiểm thử và tự động hóa.
Việc nắm chắc kiến thức về cả hai lĩnh vực này sẽ không chỉ giúp tester thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn mà còn giúp họ trở thành một cầu nối giữa nhóm phát triển và nhóm kiểm thử, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất cho người dùng cuối.
Chú ý đến chi tiết
Kỹ năng chú ý đến chi tiết, thường được gọi là “attention to detail”, là một kỹ năng quan trọng mà không chỉ các tester mà còn nhiều ngành nghề khác cần phải có. Đối với tester, việc chú ý đến chi tiết giúp họ phát hiện ra những lỗi nhỏ mà có thể gây ra hậu quả lớn trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Gợi ý cách rèn luyện kỹ năng chú ý đến chi tiết:
- Tập trung vào công việc: Tập trung hoàn thành từng mục tiêu, tránh xao nhãng vào nhiều đầu việc khác.
- Tạo danh sách kiểm tra: Đặt ra danh sách chi tiết những gì cần kiểm tra, đảm bảo không sót bước nào và sử dụng các công cụ như Trello, Asana hoặc danh sách kiểm tra truyền thống.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ: Đặt ra thời gian cụ thể trong ngày hoặc tuần để kiểm tra công việc mình đã làm.
- Yêu cầu phản hồi: Khi hoàn thành một nhiệm vụ, hãy yêu cầu đồng nghiệp hoặc người khác kiểm tra và đưa ra phản hồi.
- Tập trung vào việc học từ lỗi: Khi gặp lỗi, đừng chỉ sửa chữa mà hãy phân tích nguyên nhân và học từ đó.
Cập nhật và ứng dụng công nghệ mới
Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sử dụng công cụ trong kiểm thử phần mềm không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm đạt đến đỉnh cao. Tester cần thường xuyên cập nhật và ứng dụng được những công nghệ mới để tăng tốc độ phát hiện lỗi, đưa ra những quyết định phân tích chính xác một cách nhanh chóng.
Một số công cụ hỗ trợ hoạt động kiểm thử bạn có thể sử dụng thường xuyên như:
- Kiểm thử trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML): AI và ML giúp tự động hóa quá trình kiểm thử, tối ưu hóa việc chọn lựa các kịch bản kiểm thử, và thậm chí dự đoán nơi có khả năng phát sinh lỗi. Các công cụ như Testim, ReTest, và Applitools sử dụng AI để nâng cao hiệu quả kiểm thử.
- Kiểm thử dựa trên container và Docker: Container hóa giúp tạo ra môi trường kiểm thử đồng nhất, dễ dàng tái tạo và triển khai. Docker và Kubernetes giúp triển khai và quản lý môi trường kiểm thử dễ dàng hơn.
- Kiểm thử IoT (Internet of Things): Với sự bùng nổ của các thiết bị kết nối IoT, việc đảm bảo chúng hoạt động đúng và an toàn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ứng dụng của công nghệ này là kiểm thử hiệu suất, bảo mật và tương tác giữa các thiết bị IoT.
- Kiểm thử hiệu suất trong thời gian thực: Các ứng dụng hiện đại đòi hỏi hiệu suất cao và phản hồi nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực game, truyền thông trực tuyến, và tài chính. Các công cụ như JMeter, LoadRunner, và Gatling giúp kiểm tra hiệu suất và khả năng chịu tải của hệ thống.
- Kiểm thử bảo mật và DevSecOps: Bảo mật trở thành mối quan tâm hàng đầu, và việc tích hợp kiểm thử bảo mật vào quá trình phát triển (DevSecOps) giúp phát hiện và khắc phục lỗi sớm hơn. Các công cụ như OWASP ZAP, Burp Suite, và Checkmarx giúp kiểm tra và đảm bảo bảo mật cho ứng dụng.
- Kiểm thử dựa trên đám mây (Cloud-based testing): Đám mây giúp Tester dễ dàng mở rộng và thích nghi với môi trường kiểm thử khác nhau mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật lý. Các dịch vụ như Sauce Labs, BrowserStack, và AWS Device Farm giúp tester thực hiện kiểm thử trên nhiều thiết bị và môi trường một cách dễ dàng.
Kỹ năng soạn thảo báo cáo lỗi
Khi phát hiện ra một lỗi trong phần mềm, không chỉ việc nhận biết lỗi là quan trọng mà cách báo cáo lỗi cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Một báo cáo lỗi tốt sẽ giúp nhóm phát triển nắm bắt và sửa lỗi nhanh chóng, tăng cường sự giao tiếp và hợp tác giữa tester và nhóm phát triển.
Các yếu tố cần có trong một báo cáo lỗi tốt:
- Tiêu đề rõ ràng: Tiêu đề phải nắm bắt được bản chất của lỗi một cách ngắn gọn và rõ ràng.
- Mô tả chi tiết: Mô tả rõ ràng về lỗi, bao gồm cả những bước để tái tạo lỗi đó.
- Mức độ ảnh hưởng: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi, như “khẩn cấp”, “cao”, “trung bình” hoặc “thấp”.
- Ảnh chụp màn hình và video: Cung cấp hình ảnh hoặc video về lỗi sẽ giúp lập trình viên dễ dàng nhận biết và khắc phục.
- Thông tin môi trường: Cung cấp chi tiết về hệ điều hành, trình duyệt, phiên bản phần mềm, và các thông tin khác liên quan đến môi trường kiểm thử.
- Ghi chú từ tester: Bất kỳ gợi ý hoặc nhận định cá nhân từ tester về nguyên nhân hoặc giải pháp tạm thời cho lỗi.
Kỹ năng soạn thảo báo cáo lỗi không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ và chú ý đến chi tiết từ tester, mà còn cần sự hiểu biết rõ ràng về hệ thống và khả năng giao tiếp hiệu quả với nhóm phát triển.
04 kỹ năng mềm cần có ở một Tester
Vậy đâu là những kỹ năng bạn nên trang bị cho bản thân nếu muốn trở thành một Tester chuyên nghiệp? Hãy cùng TopCV điểm danh những kỹ năng không thể thiếu của một Tester nhé!
Kỹ năng phân tích
Đây là kỹ năng mà hầu hết người đi làm cần trang bị cho bản thân. Một Tester có kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ, điều đó sẽ giúp ban nâng cao cả hiệu quả lẫn hiệu suất công việc để đat kết quả tối đa.
Để rèn kỹ năng phân tích, Tester có thể thực hiện những phương pháp sau:
- Thực hành nhiều: Không có gì thay thế được việc thực hành. Càng kiểm thử nhiều, bạn càng phát triển tư duy phân tích sâu rộng.
- Học hỏi từ các lỗi trong quá khứ: Xem lại những lỗi bạn đã gặp và cách bạn đã giải quyết chúng. Học hỏi từ kinh nghiệm giúp bạn phát triển kỹ năng phân tích.
- Đào tạo và học hỏi: Tham gia các khóa học, workshop, hội thảo, và sự kiện về kiểm thử để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
- Tham gia cộng đồng: Các cộng đồng kiểm thử phần mềm thường chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp cho những vấn đề thực tế.
- Phát triển tư duy hệ thống: Hiểu rõ về cấu trúc, luồng dữ liệu, và cách thức hoạt động của hệ thống giúp tester phân tích lỗi một cách chính xác hơn.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu suất làm việc, Tester không chỉ cần rèn kỹ năng phân tích mà còn cần nắm bắt và sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ như:
- Hệ thống quản lý lỗi (Bug Tracking Systems): Ví dụ như JIRA, Bugzilla, và Mantis giúp tester theo dõi, phân loại, và phân tích lỗi một cách có hệ thống.
- Công cụ kiểm thử tự động: Công cụ như Selenium, Appium, và TestNG giúp tester thiết lập và thực hiện các bộ kiểm thử tự động, giúp họ phát hiện lỗi nhanh chóng và hiệu quả.
- Phân tích log: Sử dụng các công cụ như ELK Stack (Elasticsearch, Logstash, Kibana) hoặc Splunk giúp tester phân tích log và tìm ra nguyên nhân của lỗi.
- Công cụ phân tích mã nguồn: Công cụ như SonarQube giúp phát hiện các vấn đề về chất lượng mã nguồn, giúp tester có cái nhìn sâu hơn về các vấn đề tiềm ẩn.
- Mind Mapping Tools: Công cụ như XMind hoặc MindMeister giúp tester tổ chức ý tưởng và kịch bản kiểm thử một cách trực quan, nâng cao khả năng phân tích.
Kỹ năng học hỏi
Một Tester giỏi là người biết sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh. Không một trường lớp nào có thể dạy bạn hết tất cả các kỹ năng, các vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm. Chính vì vậy các Tester sẽ thường xuyên phải tự phân tích, học hỏi thông qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.
Ngoài ra, với sự thay đổi và cải tiến không ngừng của công nghệ trong thời đại IoT, các Tester cũng cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng để kịp thời thích nghi với những biến chuyển ấy.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp hay còn được gọi là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Một Tester không thể làm việc độc lập mà thường phải làm việc nhóm hoặc trong các dự án hợp tác. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn chuyển tiếp thông tin và cung cấp báo cáo về các khâu kiểm tra bạn đã làm. Nếu bạn không giỏi kỹ năng giao tiếp thì sẽ rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ý tưởng mà bạn đang theo đuổi.
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các Tester dễ dàng kết nối với các thành viên khác, nhất là Developer. Công việc của một Tester có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm, trong đó, Developer đảm nhiệm hoàn thiện phần mềmvà Tester sẽ giúp khách hàng an tâm hơn về sản phẩm.
Ngoài những kỹ năng chính trên một Tester còn cần phải có kỹ năng thiết kế, có kĩ năng tiếng Anh và có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén.
Muốn trở thành một Tester giỏi không khó, đó là kết quả của quá trình không ngừng cải thiện bản thân, trau dồi kỹ năng và tận tâm trong công việc.
Tình hình tuyển dụng Tester ở Việt Nam
Tình hình tuyển dụng Tester
Từ một nghề còn khá xa lạ đối với các bạn trẻ, Tester đang dần trở thành một nghề “HOT” tại Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao. Đây cũng được coi là một nghề nghiệp ổn định, đặc biệt là có cơ hội thăng tiến rõ ràng dựa vào năng lực và thâm niên.
>>> Apply các việc làm Automation Tester bằng cách bấm vào nút TÌM VIỆC ngay dưới đây:
Tìm việc Automation Tester
Lương của Tester ra sao?
Intern Tester
Intern Tester hoặc Test thực tập thường rơi vào trường hợp các bạn sinh viên mới ra trường và hầu như chưa từng có kinh nghiệm chuyên môn ở vi trí Tester, vì vậy mức lương của Intern Tester thường không cao.
Fresh Tester
Khi bạn đã có một số kinh nghiệm nhất định ở vị trí Fresher và được nhận chính thức sau khi kết thúc thời gian thử việc, bạn sẽ nhận được mức lương dao động trong khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng.
Junior Tester
Junior Tester là những người đã có kinh nghiệm nhất định và trải qua nhiều dự án thực tế trong cương vị là một Tester, họ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn có khả năng sáng tạo và luôn tìm cách cải tiến hiệu quả và hiệu suất công việc. Junior Tester sẽ nhận được mức lương trong khoảng 8 – 15 triệu đồng/tháng.
Senior Tester
Senior Tester không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có khả năng quản lý đội nhóm, phân chia công việc cho các thành viên, dẫn dắt họ nhằm đạt được những kết quả xa hơn trong công việc và xây dựng con đường sự nghiệp vững vàng. Senior Tester nhận mức lương dao động trong khoảng 20-22 triệu đồng/tháng.
Bạn muốn apply vào vị trí Tester nhưng chưa chuẩn bị kịp CV? Để tiết kiệm thời gian và có ngay CV chỉ trong 5 phút? Hãy truy cập ngay vào TopCV.vn Tại đây bạn dễ dàng tạo cv online và download với vô vàn mẫu CV theo các ngành nghề chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Những lưu ý khi đi phỏng vấn tester
Việc chuẩn bị chu đáo cho mình trước khi bước vào cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn Tester mà bạn nên chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn:
- Tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng: Hãy nắm rõ quy mô, lĩnh vực hoạt động, thị trường công ty,.. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi, tình huống có liên quan đến công ty cho ứng viên. Do vậy, việc tìm hiểu trước công ty sẽ giúp bạn tự tin hơn trong vòng phỏng vấn.
- Đến sớm hoặc ít nhất đúng giờ phỏng vấn: Phỏng vấn là lần gặp mặt đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng nên bạn cần đến đúng giờ thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn không nên buổi phỏng vấn quá sớm, hãy đến trước giờ hẹn khoảng 5 – 7 phút nhé.
- Giữ bình tĩnh: Hãy giữ tâm trí thoải mái và bình tĩnh khi phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn tập trung trong buổi phỏng vấn.
- Chỉnh đốn trang phục: Trước khi phỏng vấn bạn nên dành một chút thời gian để chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo, trang phục,.. xem đã lịch sự, gọn gàng hay chưa.
- Tự tin trước nhà tuyển dụng: Trong quá trình phỏng vấn bạn nên tập trung, tỏ ra hào hứng và biết lắng nghe điều này sẽ giúp bạn ăn điểm trước nhà tuyển dụng.
- Kết thúc buổi phỏng vấn: Bạn nên chủ động bắt tay chào, nói lời cảm ơn và đẩy ghế ngay ngắn trước khi ra về.
Top câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp và đáp án mới nhất
Hiểu rõ tính chất của nghề tester là gì, sức hút tuyển dụng của ngành khá rộng rãi, rất nhiều bạn lựa chọn công việc này. Nếu bạn đang có chuyên môn, nguyện vọng tìm việc làm Tester nhưng lại e dè trước nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn, hãy tham khảo ngay các câu hỏi phỏng vấn Tester và gợi ý trả lời mới nhất dưới đây:
Tại sao bạn lại chọn công việc Tester?
Với câu hỏi này, bạn hãy cứ tự tin nói rõ lí do bản thân yêu thích công việc này. Ý nghĩa việc làm tester mang đến cho bạn trong công việc, đời sống.
Đừng quên nhấn mạnh chính mình cũng có những yếu tố, kỹ năng phù hợp với công việc và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ngoài ra, một vài dự định cụ thể trong 1 – 3 năm tới cũng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Theo bạn, khi nào nên dừng quá trình kiểm thử?
Với câu hỏi mang tính chuyên môn, bạn hãy trả lời ngắn gọn và rõ ràng. Tùy vào điều kiện của từng dự án để xác định được thời điểm dừng kiểm thử.
Một số điều kiện phổ biến gồm:
- Quá thời gian kiểm thử
- Hết ngân sách chi trả
- Đã đạt mức độ tiêu chuẩn của khách hàng
- Đảm bảo các yêu cầu về test case, tỷ lệ bug
- Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử phần mềm đó…
Xem thêm: Danh sách mẫu CV xin việc tiếng Anh/Việt/Nhật dành riêng cho Tester mới nhất 2024
Khi bạn phát hiện ra lỗi nhưng lập trình viên lại không cho đó là lỗi. Vậy bạn xử lý như thế nào?
Trong công việc, lập trình viên có nhiệm vụ thực hiện kỹ thuật, còn tester là người kiểm tra, giám sát và phát hiện sai sót.
Rơi vào trường hợp này, bạn nên nhấn mạnh đây là hai vị trí đòi hỏi phải phối hợp ăn ý. Vì thế, bạn sẽ bình tĩnh, tự mình xem xét lại vấn đề.
Sau đó, bạn sẽ bàn bạc và thống nhất lại với team của mình để chốt đáp án cuối cùng. Khi có kết quả thống nhất, bạn sẽ làm việc lại với lập trình viên chứ không lập tức phản ứng, vạch ra lỗi sai của họ.
Theo bạn, Tester cần tố chất gì? Bạn đánh giá mình đáp ứng được bao nhiêu?
Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ phần yêu cầu công việc trong bản tin tuyển dụng. Từ đó, bạn dễ dàng chỉ ra các tố chất nổi bật của tester và hơn cả nó phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.
Khi liên hệ bản thân, bạn nên tự tin khẳng định mình là người luôn cẩn thận, có trách nhiệm với công việc được giao và luôn biết tiếp thu. Bạn đã và đang không ngừng trau dồi kỹ năng phân tích và xử lý các vấn đề lập trình thành thạo nhất, không ngại làm thêm giờ khi được yêu cầu.
Nếu đã test cẩn thận nhưng khách hàng vẫn phàn nàn về chất lượng sản phẩm, bạn sẽ làm thế nào?
Bạn nên chia sẻ, nếu rơi vào tình huống này sẽ trao đổi với khách hàng để làm rõ các vấn đề sau:
- Khách hàng không hài lòng ở điểm nào của sản phẩm
- Khách hàng muốn thay đổi điều gì ở sản phẩm
Nếu các yêu cầu trên của khách hàng có liên quan đến chuyên môn của tester, bạn chắc chắn sẽ tìm cách khắc phục thỏa đáng nhất. Còn nếu không, bạn sẽ chủ động liên hệ với bộ phận liên quan để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
Đừng quên nhấn mạnh rằng, qua quá trình trao đổi với khách hàng như thế, bạn học hỏi thêm được nhiều điều và có động lực để hoàn thiện bản thân hơn.
Làm sao bạn biết mã code đã đáp ứng thông số kỹ thuật?
Bạn cần trả lời, đó là khi mã đã hoạt động ổn định, không phát sinh lỗi và chạy lệnh tốt. Mỗi công ty phần mềm luôn có các tiêu chuẩn đánh giá mã tốt (good code) và buộc nhân viên tuân theo. Khi các trường hợp kiểm tra kết thúc tốt, tức là mã (code) đã đáp ứng thông số kỹ thuật.
Kiểm tra có thể thực hiện ở lúc nào cũng được, đúng không?
Hãy nhấn mạnh, kiểm tra hệ thống đòi hỏi sự đồng bộ ở tất cả các thành phần trong phần mềm. Vì vậy, bạn phải đợi tất cả các mã lệnh được cài đặt, phần mềm đã có thể vận hành ổn thì mới tiến hành việc kiểm tra.
Theo bạn, lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển phần mềm?
Sau khi developer code bàn giao sản phẩm cho tester kiểm tra và bắt đầu thực hiện giai đoạn testing. Chính ở giai đoạn chuyển giao này là lúc lỗi dễ xuất hiện nhất. Bởi lẽ, developer nhận bug – gỡ lỗi lập trình và fix- sửa; còn tester lại là người tìm lỗi.
Khi test, bạn cần bao nhiêu thử nghiệm phần mềm mới để có thể đưa ra kết quả?
Bạn nên khéo léo trả lời rằng, kiểm tra là không tuyệt đối và không có giới hạn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các số liệu rủi ro để xác định các tình huống xấu nhất để tập trung và nỗ lực vào các phần quan trọng nhất.
Bạn làm thế nào nếu không có tiếng nói chung với team Tester của mình?
Bạn bày tỏ, nếu rơi vào tình huống này, bản thân sẽ tự xem xét lại thái độ của chính mình. Bạn cũng chủ động trao đổi thẳng thắn với các đồng nghiệp trong team để tìm ra cách giải quyết ổn thỏa.
Bạn cần khẳng định cho nhà tuyển dụng thấy, dù là nguyên nhân gì, bạn chắc chắn không để chúng làm ảnh hưởng đến công việc chung.
Theo bạn, khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động thay vì kiểm tra thủ công?
Bạn cần chia sẻ, kiểm tra tự động thể hiện sự ưu việt hơn so với kiểm tra thủ công. Đưa ra một vài tình huống cụ thể:
- Kiểm tra định kỳ
- Phần mềm có nhiều mã code đòi hỏi phải kiểm tra nhiều lần
- Quá trình kiểm tra có nhiều bước lặp lại giống nhau
- Thời gian chạy kiểm tra khắt khe theo tiêu chuẩn nhất định
Bạn làm gì khi dự án đã kiểm thử lại phát sinh lỗi?
Bạn nên trả lời, bản thân mình sẽ bình tĩnh để xác định chính xác đó là lỗi gì. Nếu lỗi của bạn, bạn sẽ đứng ra nhận trách nhiệm và liên hệ với bộ phận liên quan để khắc phục nhanh chóng nhất có thể. Ngược lại, nếu khách hàng thực hiện sai thao tác chứ không phải lỗi, bạn sẽ hướng dẫn họ chi tiết cho đến khi hoàn thành quy trình.
Như vậy Tester là một ngành nghề có cơ hội việc làm rất cao tại Việt Nam. Nếu như bạn thực sự có đam mê với nghề Tester thì còn chần chờ gì mà không thông qua các thông tin tuyển dụng việc làm Tester mới nhất tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành khác được đăng tải thông qua website TopCV.
TopCV được biết đến là một trong những website tìm việc uy tín nhất Việt Nam hiện nay được rất nhiều người và doanh nghiệp tin tưởng, sử dụng. Tại TopCV bạn có thể dễ dàng tìm được các thông tin tuyển dụng vị trí tester tại các công ty uy tín nhất. Chúc các bạn thành công.