Coworking Là Gì? Lý Do Mô Hình Coworking Ngày Càng Được Ưa Chuộng

coworking la gi glints min

Đã có 19,000 coworking space trên khắp thế giới tính đến năm 2019, và theo số liệu của Statistica, con số này có thể sẽ tăng lên 41,975 vào năm 2024. Nhưng bạn đã biết coworking là gì và tại sao mô hình này đang trở nên phổ biến không kém môi trường làm việc văn phòng truyền thống chưa?

Tìm hiểu ngay cùng OKVIP nhé!

Định nghĩa & lịch sử hình thành của mô hình coworking

Coworking là mô hình làm việc nơi không chỉ một công ty mà nhiều công ty cùng chia sẻ một không gian làm việc lớn cũng như sử dụng các thiết bị và khu vực chung như phòng sách, pantry, v.v.. Mỗi tổ chức có thể sở hữu không gian độc lập của riêng mình nhưng thường không quá lớn.

Định nghĩa coworking bắt nguồn một hội nhóm được thành lập vào năm 1995 ở thành phố Berlin, nước Đức. Cơ sở này có tên C Base và là không gian thu hút các lập trình viên, nhà khoa học và kỹ sư phần mềm, với mục đích chia sẻ ý tưởng mới, so sánh mã cũng như tổ chức các sự kiện và hội thảo.

Từ khoá “coworking là gì” dần được biết đến nhiều hơn bắt đầu từ năm 2005 ở San Francisco. Nhưng hậu đại dịch Covid-19 mới là giai đoạn mô hình hoạt động này trở thành một xu hướng phổ biến hơn bao giờ hết khi mà ngày càng có nhiều người ưa chuộng phong cách hybrid working hơn.

Lợi ích của coworking là gì?

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, có đến 82% người cho biết coworking đã giúp họ mở rộng các mối quan hệ, 83% người cảm thấy bớt cô đơn hơn và 89% thấy hạnh phúc hơn sau khi làm việc ở môi trường coworking.

Chi tiết hơn, mô hình coworking space có những điểm đáng khen sau:

Linh hoạt 

Nhiều doanh nghiệp sở hữu các cơ sở ở nhiều vùng miền. Nhưng đôi lúc vấn đề khoảng cách địa lý trở thành vấn đề ngăn cách ứng viên với công việc mà họ thích. Do đó, một số công ty đã chọn đầu tư coworking để không bỏ lỡ các nhân tài.

Ví dụ, chính Microsoft cũng áp dụng mô hình coworking để giảm bớt khó khăn của nhân viên khi phải di chuyển khắp thành phố New York.

Tiết kiệm chi phí 

Một trong những lợi ích khi làm coworking là sự tối ưu hoá chi phí.

Bằng cách chia sẻ những mặt như cơ sở văn phòng, dịch vụ lễ tân, internet, máy in, v.v, với nhân viên từ các công ty khác, các doanh nghiệp với ngân sách eo hẹp có thể bớt phí dịch vụ cũng như cắt giảm nhiều chi phí, kể cả hợp đồng thuê bất động sản dài hạn.

Tinh thần đồng đội

Những bạn chọn làm freelancer hoặc remote thường phải làm việc một mình và đôi lúc sẽ khó tránh khỏi việc cảm thấy khá cô đơn. Khi làm tại coworking, dù không phải ngày nào cũng có mặt, nhưng bạn sẽ tiếp xúc với nhiều người hơn dù là cùng hay khác công ty, thúc đẩy tính tương tác, và tạo cơ hội giúp đỡ lẫn nhau.

Kể cả khi bạn là người hướng nội và ít tiếp xúc với mọi người, bạn cũng có khả năng tìm được những người cùng chí hướng với mình.

Tăng năng suất và sức sáng tạo

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn làm việc trong môi hình coworking, bạn có khả năng sáng tạo hơn và hiệu quả hơn so với môi trường văn phòng thường thấy.

Bài Viết Liên Quan:  5 nhóm thu nhập là gì? các mức thu nhập ở Việt Nam

Đôi khi văn phòng truyền thống ở một số công ty khá căng thẳng và điều này làm ảnh hưởng khá lớn tới óc sáng tạo và năng suất làm việc, và sự khác biệt lớn nhất so với coworking là gì?

Không gian coworking thường trẻ trung và năng động hơn. Khi tinh thần thoải mái thì chúng ta cũng sẽ làm việc tốt hơn.

Mở rộng mạng lưới mối quan hệ

Coworking space là nơi hàng chục đến hàng trăm công ty cùng hoạt động. Khác với những cơ sở làm việc khác, coworking đòi hỏi chúng ta sử dụng dịch vụ chung với nhiều người hơn nên cơ hội gặp gỡ, giao lưu cũng nhiều hơn. Không chỉ các cá nhân mà các công ty cũng có thể mở rộng mối liên kết kinh doanh.

coworking meaning
Tại các cơ sở coworking, bạn cũng có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ của mình.

Mặt trái của coworking space

Tương tự các mô hình làm việc khác, coworking space cũng có thể không thật sự phù hợp với một số cơ sở kinh doanh hoặc một số cá nhân. Lý do là bởi:

Nếu bạn đang làm trong các dự án chưa được tiết lộ hoặc có dữ liệu nhạy cảm, bạn sẽ thiếu mất sự kín đáo vì đang làm việc trong một không gian mở. Đó là chưa kể đến khi bạn đi in tài liệu ở máy in chung.

Không gian làm việc chung có mục đích hướng đến sự cộng tác và tiết kiệm chi phí, nhưng điều này có thể đồng nghĩa với sự thiếu riêng tư hơn cho những người làm việc ở đó.

Ngoài ra, nhiều coworking space có thể không cho phép các công ty và doanh nghiệp treo hoặc bày biện logo, nhãn hiệu thương hiệu riêng trong không gian mở. Bạn cũng sẽ khó được trang trí góc làm việc của riêng mình giống như ở các văn phòng truyền thống.

Coworking phù hợp với các đối tượng nào?

Đại dịch COVID-19 chính là yếu tố đẩy nhanh xu hướng làm việc tại nhà những hạn chế đến từ chính sách giãn cách xã hội. Giờ đây, người lao động ưa chuộng sự linh hoạt hơn so với cách thức làm việc 5-6 ngày trong một tuần, mỗi ngày 8 tiếng trên văn phòng truyền thống. Thay vào đó, chế độ làm hybrid và không gian sáng tạo dần trở nên được yêu thích rộng rãi.

Vậy các đối tượng phù hợp nhất với mô hình coworking là gì?

Coworking space có thể áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ hoặc startup để tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể tận dụng khả năng mở rộng liên kết trong ngành và liên ngành.

Tương tự, doanh nghiệp lớn có thể sử dụng coworking để tạo điều kiện cho nhân viên ở các địa điểm xa cơ sở chính. Từ đó, họ sẽ vẫn tiếp xúc với đồng nghiệp và các nhân viên khác và tăng hiệu quả làm việc.

Freelancer cũng có thể chọn các coworking space làm địa điểm làm việc cho mình. Dù tự do làm việc, họ vẫn được hưởng các phúc lợi như một văn phòng truyền thống mà còn có cơ hội gặp gỡ những người mới, cơ hội mới.

Tạm kết

Trên đây là bài viết về coworking là gì và những mặt có thể bạn chưa biết về mô hình làm việc này. Nhìn chung, coworking là một giải pháp thay thế quán cà-phê, nhà riêng hay môi trường công sở truyền thống. Đây là mô hình phù hợp nếu bạn muốn được kết hợp chế độ làm việc độc lập và làm việc nhóm nhuần nhuyễn.

Đừng quên đến với các bài viết khác của OKVIP để có được các thông tin hữu ích nhất nhé.

Chỉ mục