Developer Là Gì? Nghề Lập Trình Viên Lương Có Cao Không?

developer la gi

Trong thị trường việc làm, ngành nghề developer được xem là những vị trí thuộc hàng “top” với mức thu nhập “khủng”. Vậy công việc developer là gì? Các developer (hay ‘dân dev’) phải làm gì hằng ngày? Điều gì khiến vị trí này trở nên thu hút đến thế?

OKVIP sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi ấy trong bài viết này nhé!

Developer là gì?

Hiểu một cách đơn giản, developer (dev) là tên thường gọi của một lập trình viên – người đảm nhiệm công việc viết mã code; tạo nên các chương trình, phần mềm và ứng dụng trên các thiết bị số. Họ chính là người tạo ra nền móng cho những phần mềm, ứng dụng ấy.

Developer là gì
Developer là gì

Việc tạo nên các chương trình, phần mềm và ứng dụng thường dựa trên yêu cầu từ khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân). Ví dụ, doanh nghiệp muốn tạo ứng dụng tích điểm dành cho khách hàng thân thiết. Dựa trên yêu cầu này, các developer sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo nền móng cho ứng dụng ấy.

Developer làm những công việc gì? 

Công việc developer “hot” đến thế, vậy công việc của developer là làm gì? Các vị trí khác nhau sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau. Tuy nhiên, OKVIP đã tổng hợp một số đầu việc cơ bản mà một developer thường thực hiện:

  • Phân tích nhu cầu, vấn đề, nỗi trăn trở của người dùng.
  • Dùng ngôn ngữ lập trình để tạo nên các chương trình, phần mềm, ứng dụng dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp, khách hàng.
  • Nâng cấp các tính năng mới cho ứng dụng hoặc phần mềm dựa trên nhu cầu phát sinh của người dùng.
  • Sửa chữa các lỗi để đảm bảo ứng dụng, phần mềm hoạt động trơn tru.
  • Kiểm thử phần mềm và cộng tác với các các chuyên gia máy tính để đảm bảo phần mềm đạt chất lượng cao nhất.
  • Liên tục tìm tòi, nghiên cứu và cải tiến các công nghệ, tính năng mới cho sản phẩm của mình.

Các vị trí phổ biến mà developer có thể đảm nhận

Developer là tên gọi chung, nhưng trong công việc này cũng phân nhánh thành nhiều vị trí nhỏ khác nhau. Để biết bạn thực sự phù hợp với nhánh nào của vị trí developer, cùng OKVIP tìm hiểu nhé!

1. Front End developer 

Trong những năm gần đây, vai trò của Front-end Developer càng trở nên phức tạp hơn khi họ phải tự cân bằng rất nhiều yếu tố khác nhau: chức năng, cấu trúc và tính thẩm mỹ. Không chỉ thế, họ phải tạo nên giao diện tối ưu nhất cho nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính,…

Công việc của Front-End Developer sẽ liên quan nhiều đến các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript. Các ngôn ngữ này được dùng để xác định giao diện và chức năng của một ứng dụng, phần mềm nào đấy.

Front-end developer là gì
Front-end developer là gì

2. Back End developer

Nếu các Front-end Developer xây dựng “diện mạo” của ngôi nhà, thì Back-end Developer sẽ chịu trách nhiệm về hệ thống dây điện, vật liệu và các đường ống bên trong. Họ sẽ là người xây dựng cách thức một ứng dụng hay phần mềm hoạt động.

Công việc của Back-end Developer thường liên quan đến hai nhóm chính: máy chủ và cơ sở dữ liệu. Trong khi cơ sở dữ liệu sẽ lưu trữ toàn bộ thông tin (hồ sơ người dùng, danh sách sản phẩm,…) thì máy chủ sẽ chịu trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Back-end Developer sẽ làm việc trực tiếp với dữ liệu, ứng dụng tích hợp, API và các quy trình back-end khác. Vai trò này đòi hỏi kiến thức kỹ thuật sâu rộng, cũng như một số ngôn ngữ lập trình back-end.

3. Full Stack developer

Cái tên nói lên tất cả. Full-stack Developer có thể thực hiện công việc của cả Front-end Developer và Back-end Developer. Họ có thể thay đổi vai trò tùy theo yêu cầu, song có thể thực hiện cả hai khi cần thiết.

Một khi đảm nhiệm cả hai đầu công việc, họ phải đảm bảo hai yếu tố front-end và back-end được liên kết chặt chẽ trong một hệ thống chức năng. Khi người dùng tương tác với một tính năng trên giao diện ứng dụng, giao diện ấy sẽ ngay lập tức đáp ứng mọi yêu cầu mà họ cần.

4. Mobile developer

Các Mobile Developer (Nhà phát triển ứng dụng di động) là người tạo ra phần mềm, ứng dụng dành riêng cho các thiết bị di động. Các developer ở mảng này sẽ xây dựng các ứng dụng phù hợp với đặc điểm riêng biệt của hai nền tảng như Android và iOS.

Theo nghiên cứu từ Statista, chỉ riêng trong 2021, có 230 tỷ lượt tải các ứng dụng trên thiết bị di động. Điều này chứng minh “độ hot” của vị trí này trong thị trường, cũng như nhu cầu sở hữu các ứng dụng của các doanh nghiệp.

Để trở thành một Mobile Developer, bạn phải thành thạo một vài ngôn ngữ lập trình dành cho các thiết bị di động phổ biến như: Swift, C# và Java.

Những kỹ năng quan trọng của developer

Kỹ năng chuyên môn (technical skills) 

Sau khi biết được developer là gì, ta cùng nhau tìm hiểu về những kỹ năng mà một developer cần có. Vì đây là một công việc mang tính chất đặc thù rất cao, nên họ phải thuần thục rất nhiều kỹ năng chuyên môn. Cụ thể như:

1. Ngôn ngữ lập trình 

Ngôn ngữ lập trình là những mã nguồn khác nhau giúp xây dựng nền móng cho một chương trình, phần mềm hay ứng dụng. Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình như:

  • JavaScript: Ngôn ngữ này thường giúp các developer phát triển hệ thống cho một trang web, ứng dụng tương tác.
  • HyperText Markup Language (HTML): Các developer có thể dùng ngôn ngữ này để hiển thị nội dung văn bản và hình ảnh trên trang web, chẳng hạn như: đoạn văn, danh sách dấu đầu dòng và biểu đồ.
  • Cascading Styles Sheets (CSS): Ngôn ngữ này cho phép bạn thêm phông chữ, màu sắc và khoảng cách vào nội dung văn bản trên ứng dụng, phần mềm. Do đó, nhiều developer nên biết cả HTML và CSS để phối hợp hai ngôn ngữ cùng lúc.
  • Python: Đây là ngôn ngữ lập trình đa diện cho phép bạn hoàn thành các nhiệm vụ phát triển phần mềm khác nhau. Điều này bao gồm viết mã cho toàn bộ chương trình hoặc theo dõi lỗi trong ngôn ngữ.
  • C++: Ngôn ngữ lập trình này có thể giúp bạn phát triển các chương trình tối ưu hóa khả năng phần cứng. Nhiều developer có thể phát triển trò chơi điện tử từ ngôn ngữ C++, vì chúng giúp hỗ trợ thiết kế các hệ thống chơi game phức tạp với đồ họa máy tính chất lượng cao.
  • Java: Ngôn ngữ này có thể cho phép tạo chương trình và ứng dụng trên các hệ thống máy tính khác nhau. Các developer phát triển trò chơi điện tử cũng sử dụng Java để tạo ra trò chơi điện tử chất lượng cao, vì nó có cấu trúc tương tự như C ++ nhưng ít phức tạp hơn.
Bài Viết Liên Quan:  Tiên Trách Kỷ Hậu Trách Nhân”: Bài Học Giá Trị Về Sự Trách Nhiệm

2. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 

Cấu trúc dữ liệu là phương pháp tổ chức để lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu. Trong khi đó, thuật toán giúp mô tả quá trình cần thiết để hoàn thành một tác vụ nào đấy.

Những người làm developer thường phải biết nhiều cấu trúc dữ liệu và thuật toán để xác định sự kết hợp nào giúp tối ưu hóa thông tin trong mã chương trình.

Nếu developer sử dụng đúng thuật toán, người dùng sẽ dễ dàng chọn lựa một loại phông chữ và kích thước của nó trong kho dữ liệu phông chữ.

3. Kiến thức về cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là hệ thống điện tử giúp tổ chức, cấu trúc các thông tin và hồ sơ. Các developer phải biết cách tìm kiếm thông tin, nhập các dòng dữ liệu mới dưới dạng bảng cũng như cập nhật hệ thống với tài liệu mới.

Vì các thông tin của doanh nghiệp cần có tính bảo mật, thế nên developer cũng phải biết cách bảo mật cơ sở dữ liệu và sao lưu dữ liệu để bảo toàn thông tin.

Hơn thế, để vận hành cơ sở dữ liệu, các developer phải biết một mã nguồn được chuẩn hóa mang tên SQL – Ngôn ngữ Truy vấn có cấu trúc. Nó cho phép bạn vận hành các hệ thống khác nhau cho các công ty khác nhau.

4. Kiến thức về gỡ lỗi (debugging)

Gỡ lỗi là một quá trình phát triển phần mềm nhằm loại trừ lỗi trong ngôn ngữ mã hóa. Để gỡ lỗi, các developer phải chạy một phần mềm chuyên dụng để quan sát các lỗi, sau đó dùng kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định đoạn mã nào đã gây nên lỗi đó.

Nhiều developer có thói quen gỡ lỗi ngày khi viết mã chứ không đợi đến khi hoàn thành xong hết tất cả. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và tránh việc lỗi này xung đột với lỗi khác.

5. Source control

Quản lý kiểm soát nguồn (SCM) là một hệ thống giúp các developer theo dõi các cập nhật và thay đổi trong ngôn ngữ mã hóa của chương trình, phần mềm và ứng dụng.

Source control
Source control

Hệ thống này cho phép developer làm việc trên mã riêng biệt, sau đó hợp nhất nhiều mã khác nhau để tạo nên một phiên bản hoàn chỉnh. Các developer còn có thể tạo danh sách các bản sửa đổi mã và khôi phục các đoạn mã khi cần.

Các developer trong một công ty thường được yêu cầu học cách sử dụng một loại hệ thống SCM nhất quán, vì họ sẽ làm việc riêng lẻ và sau đó làm việc nhóm để tạo nên phiên bản hoàn chỉnh.

6. Các hệ điều hành

Hệ điều hành là một phần mềm giúp quản lý, điều hành toàn bộ tất cả các thành phần (cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị điện tử. Đối với máy tính, ta thường thấy các hệ điều hành phổ biến như: Microsoft Windows, macOS và Linux; đối với thiết bị di động, iOS và Android là hai phần mềm nổi bật nhất.

Các developer cần có những kiến thức chuyên môn về các loại hệ điều hành khác nhau, vì họ phải tiến hành kiểm tra và chuyển đổi các dòng mã giữa nhiều hệ điều hành. Tùy thuộc vào sở thích cũng như yêu cầu của vị trí công việc, các developer có thể chuyên phát triển mã chương trình cho một hệ thống duy nhất.

Kỹ năng chuyển giao/kỹ năng mềm (transferable skills)

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Kỹ năng giải quyết vấn đề cùng từ duy phản biện là điều tối quan trọng đối với việc phát triển phần mềm nói chung.

Khi phát triển phần mềm, các developer sẽ nhận được yêu cầu từ phía khách hàng. Đó chính là những vấn đề mà họ phải giải quyết bằng được trong chương trình, phần mềm hay ứng dụng này.

Bằng cách phối hợp kỹ năng chuyên môn (viết mã code và thuật toán) và kỹ năng giải quyết vấn đề, các developer sẽ biết đâu là cách viết phù hợp nhất để giải quyết vấn đề hiện tại.

2. Kỹ năng làm việc nhóm

Phát triển phần mềm tưởng chừng là một công việc đậm chất cá nhân, nhưng lại là một môn thể thao đồng đội! Ngày cả khi làm việc một mình, các developer vẫn phải giao tiếp với Designer, quản lý dự án, khách hàng,… để làm rõ các yêu cầu từ phía họ. Do đó kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả rất quan trọng.

Developer cần có kỹ năng làm việc nhóm
Developer cần có kỹ năng làm việc nhóm

Và như đã tìm hiểu bên trên, vị trí developer có rất nhiều phân nhánh khác nhau và có liên quan mật thiết đến nhau. Vì vậy, Front-end Developer và Back-end Developer phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để mang đến một ứng dụng, phần mềm hoàn chỉnh cả về giao diện lẫn cách vận hành.

3. Kỹ năng phân tích và đánh giá

Mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ đảm nhiệm từng phần khác nhau khi phát triển một ứng dụng hay phần mềm. Điều này đòi hỏi các developer phải có kỹ năng phân tích để nhận biết đâu là ngôn ngữ phù hợp nhất

Bên cạnh đó, kỹ năng đánh giá tốt sẽ giúp các developer xem xét liệu đoạn mã này đã phù hợp nhất hay chưa, có thể tối ưu thêm nữa được hay không. Đồng thời, việc đánh giá các ứng dụng, phần mềm hiện tại sẽ giúp họ tìm cách cải tiến chúng tốt hơn trong tương lai.

3. Kiên trì và tỉ mỉ

Là một công việc có tính đặc thù cao và vô cùng phức tạp, các developer phải mất rất nhiều thời gian để viết những đoạn mã hay thuật toán hoàn chính. Trong quá trình ấy, sẽ không ít lần họ cảm thấy bất mãn vì viết hoài chẳng ưng. Sự kiên trì sẽ giúp họ luôn bình tĩnh trước những vấn đề hay rắc rối nhỏ trong các đoạn mã.

Bên cạnh đó, tính tỉ mỉ cũng là một yếu tố khá quan trọng đối với công việc của developer. Một đoạn mã code chỉ cần sai một điểm nhỏ cũng có thể khiến cả một chương trình không chạy trơn tru được. Vì thế, developer cần tỉ mỉ xem xét từng thành tố nhỏ để đảm bảo chúng được thực hiện đúng từ những lần đầu tiên.

Mức lương của developer là bao nhiêu?

Sau khi đã tìm hiểu developer là gì, ta cũng ít nhiều hiểu được lý do công việc này trở nên rất “hot” trong thị trường tuyển dụng. Và chính sức nóng ấy đã kéo theo mức lương khá cao so với các vị trí khác.

Có rất nhiều cách xác định mức lương của vị trí developer, ví dụ như: vị trí công việc, trình độ, chuyên ngành,… Tuy nhiên, OKVIP chọn cách xác định mức lương theo cấp bậc để bạn có một cái nhìn tổng quát về ngành nghề developer:

  • Fresher/ Junior (dưới 2 năm kinh nghiệm): dao động khoảng 300 USD – 550 USD
  • Mid-Senior (2-4 năm kinh nghiệm): 550 USD – 1200 USD
  • Senior (5 năm kinh nghiệm trở lên): 600 USD – 1350 USD
  • Management Level (5-10 năm kinh nghiệm): 1500 USD – 2300 USD
  • Director Level (trên 10 năm kinh nghiệm): 2200 USD – 2600 USD

Kết

Tóm lại, vị trí developer là một công việc có tính đặc thù rất cao và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng (kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm). Chính vì thế, nếu bạn mong muốn trở thành developer, bạn phải xác định thật kỹ càng về sở thích, mục tiêu nghề nghiệp và lộ trình phát triển công việc của mình.

Mức lương mà các developer rất cao, nhưng song song với đó là công việc vô cùng áp lực. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp developer là gì. Hãy xác định thật rõ tư tưởng để có thể trở thành những developer chuyên nghiệp trong tương lai nhé!

Chỉ mục